
1700 người, 3500 vật nuôi ‘bay màu’ chỉ trong vài phút sau hiện tượng lạ của 1 hồ nước gần đó, bí ẩn đến nay chưa tìm ra lời giải
Sự ra đi của hơn 1700 người sinh sống gần hồ Nyos, tây bắc Cameroon khiến nhân loại bàng hoàng.
Vào ngày 21/8/1986 tại Cameroon đã xảy ra 1 thảm họa khiến cả thế giới bàng hoàng.
Theo đó, hồ nước Nyos nằm ở tây bắc Cameroon đã thải ra hàng trăm nghìn tấn carbon dioxide khiến hơn 1700 người và 3500 động vật đã ra đi chỉ trong vài phút.
Những người và động vật sinh sống trong bán kính 25km đều không thể sống sót.
Một số người may mắn sống sót trong đó có Joseph Nkwain, đã kể lại trải nghiệm kinh hoàng của mình. Theo người này, sau khi đám mây lạ kéo đến thì anh ta đã không nói được, một mùi rất đáng sợ đã lan đến.
Không thể di chuyển được, người này muốn thở mà không thể. Nghe thấy tiếng con muốn cảnh báo nó nhưng không được.
Đây được đánh giá là sự kiện đau đớn nhất lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Dù hồ nước không tràn nhưng vẫn có thể quét sạch hàng nghìn người.
Qua nghiên cứu, chuyên gia tạm thời xác định do hồ Nyos giải phóng CO2 quá lớn mà CO2 lại nặng hơn không khí nên nó nhanh chóng lan xuống tầng thấp và bao phù mọi thứ.
Hồ này bình thường chứa hàng nghìn tấn CO2 nhưng nó được giữ bởi một chiếc “nắp”. Không rõ nguyên nhân nào đã phá vỡ phong ấn khiến nước bị nhiễm CO2 dâng lên.
Rất có thể là do núi lửa đang hoạt động trở lại. Hoặc nguyên nhân xuất phát từ một dòng chảy lạ đã làm xáo trộn mực nước.
Theo tờ Atlas Obscura miêu tả, Nyos đã phát nổ đúng nghĩa, chúng tạo ra các đợt phun trào đá vôi, có vòi cao tới 91m và tạo ra sóng thần nhẹ.
Thời điểm đó, vì các nhà khoa học không đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân, nhiều người đồn đoán rằng đây là hoạt động nằm trong một thí nghiệm bí mật của chính phủ Israel và Cameroon.
Sau đó không lâu, hiện tượng tương tự đã xảy ra tại hồ Monoun. Tuy nhiên, vụ phun trào này chỉ cướp đi 37 người.
Để tránh những tình huống tương tự, người ta đã phải tiến hành hút CO2 từ đáy hồ và thải dần vào không khí.
Mặc dù cách làm này có thể ngăn chặn tình huống tương tự sự việc đau lòng trước kia thế nhưng phần tường bao quanh hồ Nyos lại có dấu hiệu yếu đi.
Chỉ cần có một tác động nhỏ nào đó cũng có thể khiến thảm họa xảy ra. Để giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất, người ta bắt đầu xây đập bao quanh người ta xây dựng một con đập bao quanh bức tường để bảo vệ nó.
Tổng hợp