
Người đàn ông dị nhân có 2 khuôn mặt, sự thật được hé lộ sau 100 năm giấu kín gây chấn động
Câu chuyện về người đàn ông có 2 mặt được lan truyền khắp nơi và có không ít người tin tưởng đó là sự thật. Thế nhưng bí mật phía sau mới chấn động.
Ngày 8/12/19895, tờ Boston Sunday Post đã đăng tải một bài viết trích từ các báo cáo của Hiệp hội khoa học Hoàng gia Anh về 1 người đàn ông 2 mặt mang tên Edward Mordrake.
Theo những gì được đăng, Edward Mordake (gọi tắt là Mordake) xuất thân là một nhà quý tộc Anh. Người này có vẻ ngoài rất đẹp trai, học nhiều hiểu rộng và cũng là một nhà viết nhạc tài năng.
Có tất cả thế nhưng ít ai biết anh chàng này lại có tới 2 khuôn mặt. Nếu khuôn mặt bình thường cười thì khuôn mặt thứ 2 sẽ khóc, và ngược lại.
Vì chịu sự hành hạ của khuôn mặt thứ 2 nên Mordake đã gần như phát điên. Để chấm dứt những chuỗi ngày đau khổ, anh đã chọn kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 23.
Trước khi ra đi, anh viết thư nhắn nhủ người nhà hãy triệt tiêu khuôn mặt kia đi, đừng để nó theo anh sang thế giới bên kia.
Câu chuyện này nhanh chóng lan truyền khắp nước Mỹ. Nhiều người còn thêm mắm dặm muối để câu chuyện thêm kịch tính.
Thậm chí các chuyên gia y tế, các nhà nghiên cứu cũng bắt tay vào tìm hiểu trường hợp này. Nó còn xuất hiện cả trong cuốn sách của 2 bác sĩ người Mỹ – tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng là George M.Gould và Walter L. Pyle.
Thế nhưng thực sự người đàn ông này có tồn tại hay không. Theo blog Museum of Hoaxes, người tạo ra câu chuyện này là một nhà thơ, nhà văn khoa học viễn tưởng mang tên Charles Lotin Hildreth.
Các tác phẩm của ông thường đi theo kịch bản viển vông, khác hẳn so với hiện thực. Tất nhiên, không phải nhà văn nào cũng tạo ra những câu chuyện hư cấu. Để khẳng định nhân vật người đàn ông 2 mặt là giả, tác giả blog đưa ra những chứng cứ vô cùng thuyết phục.
Trước tiên, không có tổ chức nào mang tên Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh như nhà văn kia từng nói. Theo điều tra, Hiệp hội hoàng gia London là tổ chức khoa học uy tín và tuổi đời hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, Hiệp hội Khoa học Hoàng gia thì hoàn toàn không xuất hiện. Nếu là người dân Anh sẽ rất rõ điều này nhưng với người nước khác thì tổ chức này nghe có vẻ khá uy tín. Đây cũng là lí do vì sao nhiều người lại tin tưởng vào câu chuyện đó như thế.
Tiếp theo, câu chuyện về nhân vật 2 mặt này chưa bao giờ xuất hiện trong các nghiên cứu khoa học. Khi tìm kiếm thông tin trong dữ liệu lưu trữ của Hiệp hội Hoàng gia London bạn không thể tìm thấy manh mối nào liên quan.
Từ 2 điểm trên có thể thấy, câu chuyện mà nhà văn viết ra kia quả thực là đều xuất phát từ trí tưởng tượng của ông ấy mà thôi.
Được biết, sau vài tháng phát hành bài báo, nhà văn nọ cũng qua đời. Thật tiếc vì ông không thể thấy câu chuyện mình tạo ra đã có sức ảnh hưởng đến thế nào.
Tổng hợp